Các tư tưởng tương tự Đại đồng (tư tưởng)

Một thế giới lý tưởng tốt đẹp trong tương lai tương tự như “thế giới đại đồng” là ý tưởng xuất hiện rộng rãi trong các tôn giáo, chủ nghĩa, tư tưởng, học thuyết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc…

Chẳng hạn theo Cao Đài Từ điển, thế giới đại đồng được định nghĩa rằng “...cả thế giới chung một nhà, không phân biệt quốc gia hay chủng tộc. Xã hội đại đồng là một xã hội trong đó khắp mọi nơi đều hòa bình, an lạc, mọi người đều bình đẳng, không còn phân biệt chủng tộc, quốc gia, xem nhau như anh em một nhà. Đó là một xã hội thái bình an lạc lý tưởng mà nhân loại đều mong ước.”[4]

Ý tưởng về một xã hội (Hay cộng đồng) Utopia lý tưởng hoặc hoàn hảo trên mọi mặt (Địa đàng trần gian) được thánh Thomas More trong công giáo nêu ra từ thế kỷ XVI.[5]

Trong bài hát “Quốc tế ca”, được hát rộng rãi bởi cả những người theo chủ nghĩa cộng sảnchủ nghĩa xã hội có những câu: “C'est la lutte finale, Groupons-nous, et demain, L'Internationale Sera le genre humain.” (Đấu tranh này là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai, L'Internationale sẽ là xã hội của loài người). Chủ nghĩa cộng sản nói về một giai đoạn “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đi đến một xã hội cộng sản lý tưởng.

Ý tưởng về một “ngôi làng toàn cầu” (Global village) được Marshall McLuhan đề xướng trong những cuốn sách của mình (The Gutenberg Galaxy: The Making of Typographic Man (1962) và Understanding Media (1964)) nói về một ý tưởng khi thế giới ngày càng hội nhập và gắn kết thông qua phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại hình thành lên một cộng đồng thế giới.

Nhà văn Anh James Hilton trong cuốn tiểu thuyết năm 1933, Lost Horizon (chân trời đã mất) của mình đã nói đến một nơi gọi là Shangri-La, là một thung lũng huyền thoại, dẫn đến từ một tu viện Lạt-ma giáo, nằm trong vùng phía tây cuối dãy núi Côn Lôn, được coi như thiên đường hạ giới, đặc biệt với xã hội không tưởng Hymalaya huyền thoại - một vùng đất hạnh phúc vĩnh viễn, biệt lập với thế giới bên ngoài.

Trong rất nhiều các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc nhắc đến hoặc kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một trái đất, một thế giới tốt đẹp, kêu gọi tình yêu thương giữa con người với con người, xóa bỏ hận thù chiến tranh,…Chẳng hạn trong bài hát “Heal the world” (Chữa lành cho thế giới) của Michael Jackson có câu “Heal the world, make it a better place, for you and for me anh the entire human race!” (Hãy chữa lành cho thế giới, biến nó trở thành một nơi tốt đẹp hơn, cho bạn, cho tôi và cho toàn nhân loại).[6]